Home Món ăn vặt 12 lợi ích của củ từ và cách nấu một số món ăn từ củ từ

12 lợi ích của củ từ và cách nấu một số món ăn từ củ từ

by thangnh

Củ từ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên những tác dụng mà củ từ mang lại không chỉ dừng lại ở đó. Cũng bởi ít được biết đến như các loại khoai khác mà khi tôi kể ra những công dụng đáng chú ý sau đây của củ từ thì mọi người rất có thể sẽ ngạc nhiên đến mức khó tin. Hôm nay Cây thuốc dân gian sẽ cùng bạn tìm hiểu về thực phẩm tuyệt vời này nhé!

Củ từ là gì?

Củ từ có tên kho học là Discorea esculenta, thuộc họ củ nâu – Diosoreaceae, dân gian thường hay gọi là khoai từ hay khoai bướu.

Cây củ từ có dạng thân thảo, củ mọc thành chùm hình trứng hay có thuỳ, nhẵn hay có gai (ở một loài thứ mọc hoang), có rễ cứng và biến thành gai. Củ có vỏ mỏng, trong có chất bột dính, màu ngà. Thân tròn mảnh, có gai nhỏ ở gốc, to và cong về phía trên.

Củ từ là gì

Lá cây từ mọc đơn, so le nhau, nhọn hay có mũi, bản rộng, dài khoảng 8cm; trên lá có 9 đến 13 gân; phiến lá mềm có lông mi hoặc có khi nhẵn, mép nguyên.

Cụm hoa từ có dạng bông mang những hoa đơn tính; cụm hoa đực dài đến 20cm, cụm hoa cái mang rất ít hoa. Quả nang cong xuống, có cánh rộng đến 12mm; hạt cũng có cánh.

Ở nước ta, củ từ có 3 loại gồm loại có gai (phân bố ở Phú Quốc), loại không gai (được phân bố rộng rãi) và loại củ từ nước (phân bố ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ).

Giá trị dinh dưỡng của củ từ :

Hàm lượng dưỡng chất khổng lồ mà củ từ mang lại là điều không thể bàn cãi. Cụ thể, nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra trong 100g củ từ sẽ có những thành phàn dinh dưỡng cơ bản sau đây:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Nước 75 g
Năng lượng 92 Kcal / 385 KJ
Chất đạm 1.5 g
Chất đường bột 21.5 g
Chất xơ 1.2 g
Canxi 28 mg
Sắt 0.2 mg
Photpho 30 mg
Vitamin C 2 mg

Tuy không giàu vitamin như những thực phẩm khác nhưng nhờ những thành phần dinh dưỡng này, củ từ hay khoai từ đã trở thành một vị thuốc quý mang lại nhiều công dụng đáng chú ý cho sức khỏe chúng ta.

12 tác dụng có lợi cho sức khỏe của củ từ :

Củ từ không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể mà thực phẩm này còn chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cũng như một vị thuốc hữu ích đối với nhiều loại bệnh tật.

1, Có tác dụng hỗ trợ phòng chống nhiễm độc kim loại nặng

Củ từ là một “vũ khí” giúp cho những người thường xuyên phải sinh sống và làm việc trong môi trường độc hại tránh khỏi những nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nặng.

Nhờ vào công dụng này mà từ lâu, các bác sĩ của Liên Xô (cũ) cũng đã đưa củ từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để giúp bảo vệ khỏe lâu dài lâu dài của họ.

2, Củ từ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào

Như đã đề cập ở trên, 100g củ từ có đến 92 Kcal tương đương với 385KJ năng lượng. Cũng bởi vậy mà củ từ là một thực phẩm cung cấp rất nhiều năng lượng, đảm bảo duy trì hoạt động của cơ thể trong cả ngày dài.

3, Hữu ích cho người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì

Củ từ là một thực phẩm ăn kiêng tuyệt vời cho những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp và béo phì. Tuy nhiên, khi ăn củ từ bạn cũng không nên ăn quá nhiều, dễ gây nên các triệu chứng đầy bụng và khó tiêu.

Củ từ có tác dụng gì

4, Có tác dụng phòng chống căn bệnh trầm cảm

Củ từ khi ăn cùng những thực phẩm giàu tinh bột khác sẽ tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra serotonin – chất làm cho não phấn chấn, lạc quan hơn. Nhờ vậy mà củ từ còn được biết đến với tác dụng phòng chống trầm cảm cũng như nhiều căn bệnh liên quan đến thần kinh khác.

5, Tốt cho đường tiêu hóa

Ăn củ từ giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, đẩy lùi nguy cơ bị ung thư bằng cách vô hiệu hóa các chất độc trong thực phẩm, có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ thúc đẩy hệ thóng đường ruột hoạt động hiệu quả.

6, Có công dụng kiểm soát huyết áp

Củ từ chứa trong mình rất nhiều khoáng chất như canxi, kali, phốt pho, sắt,… có tác dụng giúp bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa căn bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh đó, chất sắt còn rất cần thiết cho quá trình hình thành của các hồng cầu, mang lại công dung ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu hiệu quả.

7, Ngăn ngừa ung nhọt

Cũng nhờ vào allantoin có chứa trong củ từ mà loại củ này còn được sử dụng như một loại thuốc tại nhiều quốc gia Đông Á trong việc giúp vết thương mau lành khi được thoa lên các chỗ ung nhọt. Không những vậy, ăn củ từ còn giúp kích thích sự ngon miệng và cải thiện các vấn đề về phế quản.

8, Có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Củ từ chứa nhiều protein niêm dịch, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Đây là những chất có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của chất béo trong thành mạch máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, chứng huyết áp thấp, đồng thời còn giúp tinh thần an ổn.

9, Kiện tỳ, ích vị, hỗ trợ tiêu hóa

Polyphenol oxidase và amylase trong củ từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ thức ăn, có tác dụng bổ tỳ vị. Người bị đau dạ dày âm hư, ăn ít, chán ăn, có thể ăn thêm củ từ luộc sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

10, Công dụng bổ phổi, khỏi ho

Trong tiết trời mùa đông, họng và phổi là hai cơ quan đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất.

Trong khi đó, củ từ có chứa saponin và niêm dịch. Đây là hai thành phần có tác dụng làm dịu và nhuận họng, bổ phổi, tiêu đờm, trị các chứng ho khan, tiêu trừ một số loại bệnh về đường hô hấp.

Củ từ là gì

11, Ích thận, dưỡng sinh

Củ từ là một thực phẩm tuyệt vời giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể, có tác dụng bổ thận, cố tinh. Đặc biệt, ăn củ từ không những giúp tiết kiệm mà còn thay thế hoa quả bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh ăn khoai từ với chuối sẽ gây ra tiêu chảy.

12, Tác dụng hạ đường huyết

Củ từ chứa niêm dịch protein – hợp chất giữa protein và polysacc-harid. Vì vậy, loại củ này còn có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả.

Chế biến củ từ thành các món ăn hằng ngày có thể ngăn chặn sự gia tăng và hấp thu đường trong máu, phòng chống căn bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai có ăn được củ từ không?

Theo Đông y, củ từ có tính bình, tác dụng chống mệt mỏi, giải độc cơ thể và chữa được nhiều bệnh. Cũng bởi vậy mà, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn khoai từ với một lượng vừa phải, đúng cách. Dưới đây là một số những tác dụng hữu ích đối với sức khẻ mẹ bầu mà củ từ mang lại:

  • Củ từ rất giàu vitamin B6, một chất có tác dụng giúp giảm buồn nôn và nôn, giúp giảm bớt các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu.
  • Củ từ rất giàu kali, một khoáng chất có tác dụng kiểm soát huyết áp.
  • Ngoài kali và vitamin B6, củ từ còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và vitamin C, có tác dụng bảo vệ bạn khỏi các bệnh thông thường như cảm, cúm, ngăn ngừa stress oxy hóa và ung thư.
  • Củ từ chứa nhiều tinh bột dễ tiêu hóa và chất xơ, giúp cải thiện các rắc rối thường gặp trong thai kỳ như táo bón, đầy hơi, khó tiêu…
  • Củ từ cũng chứa rất nhiều khoáng chất như kẽm, đồng và sắt giúp phòng điều trị chúng thiếu máu ở các bà bầu.
  • Axit folic là một dưỡng chất cực kỳ quan trọng, có tác dụng phòng chống các dị tật gặp phải ở bé trong quá trình mang thai. Trong củ từ có chứa rất nhiều axit folic, do đó nó có thể đem đến cho bạn và bé những lợi ích nhất định đối với sức khỏe.
  • Trong củ từ có một lượng vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả bé lẫn bạn. Vì vậy, việc thêm củ từ vào chế độ ăn sẽ giúp bạn vượt qua 9 tháng mang thai dễ dàng và có một bé cưng khỏe mạnh.
  • Củ từ rất giàu chất sắt, do đó, bà bầu ăn nhiều củ từ có thể giảm nguy cơ sinh non và tình trạng bé nhẹ cân khi chào đời.
  • Củ từ rất giàu canxi, do đó bà bầu ăn nhiều củ từ sẽ giúp “củng cố” sức mạnh cho xương. Không những vậy, bé cưng trong bụng cũng sẽ có đủ “vật liệu” để xây dựng hệ thống xương và răng chắc khỏe.

Củ từ có vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì chất độc vẫn còn tồn đọng. Bà bầu không ăn nhiều củ từ một lúc vì sẽ gây đầy bụng khó tiêu. Để hạn chế hiện tượng này, nên nướng qua củ từ trước khi nấu để phân hủy chất nhựa.

Cách nấu các món ngon với củ từ

Như đã kể trên, củ từ mang trong mình rất nhiều dưỡng chất cũng như những ích lợi tuyệt vời cho sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó củ từ cũng có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe. Dưới đây là một số công thức nấu ăn với củ từ mà bạn nên tham khảo nhé.

1, Cách nấu củ từ hầm xương

Canh xương khoai từ ngọt thanh nhờ vào nước dùng xương kết hợp với vị bùi béo của khoai từ mang đến cho bạn món canh bổ dưỡng thích hợp bồi bổ cơ thể khỏe mạnh. Cách nấu đơn giản và bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Nguyên liệu:

  • Xương heo 400g
  • Củ từ 500g
  • Hành tím, hành lá, ngò rí
  • Muối, nước mắm, tiêu, đường trắng

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Củ từ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Xương heo rửa sạch nhiều lần bằng muối, để ráo. Cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào nồi phi thơm hành băm. Sau đó, cho xương vào tao sơ, nêm nước mắm, muối, tiêu, đường để xương ngấm gia vị.
  • Bước 2: Chế khoảng 500ml nước vào nồi, đun đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ, hầm xương chín mềm thì cho khoai từ vào nấu cùng. Khoai từ chín thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Rắc hành lá, ngò rí lên trên.
  • Bước 3: Múc canh xương khoai từ ra tô và thưởng thức.

2, Canh củ từ nấu tôm tươi

Nguyên liệu:

  • Củ từ 500g
  • Tôm loại nhỏ 200g
  • Hành lá, hành củ tím, rau om, ngò gai
  • Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Củ từ gọt vỏ, rửa sạch. Rau nêm lặt bỏ lá già, sâu, rửa sạch
  • Bước 2: Khoai từ cắt lát, xong dùng bản dao lớn đập dập. Tép để nguyên vỏ rửa sạch, rồi cũng đập dập, ướp hành tím băm, hạt nêm , tiêu . Ướp 10 phút
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, dầu nóng cho chén tôm đã ướp vào xào cho thấm, xong cho nước vào ( ít nhiều từy mình ). Nước sôi cho khoai từ vào nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, khoai mềm tắt bếp
  • Bước 4: Nồi canh chín thơm lừng, khi ăn múc canh ra tô, rắc tiêu & rau nêm. Canh khoai từ nấu tép ăn kèm với dưa mắm hoặc thịt kho tiêu ngon không thể tả luôn

3, Cách luộc củ từ

Nguyên liệu:

  • Củ từ 500g

Cách tiến hành:

  • Rửa sạch củ từ
  • Cho củ từ vào nồi đun lửa to đến lúc sôi
  • Giảm nhỏ lửa và giữ khoảng 10 phút
  • Vớt củ từ ra để ráo nước

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi bà bầu ăn củ từ

Tuy củ từ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ. Củ từ rất ít gây dị ứng nhưng bạn vẫn nên thận trọng. Dưới đây là một số điều bạn nên ghi nhớ:

  • Nếu bạn bị sỏi thận, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bởi đa phần, các loại rau củ thường chứa một lượng nhỏ oxalate, có thể gây tổn thương thận.
  • Nếu bạn có một hệ tiêu hóa nhạy cảm, hãy hạn chế ăn củ từ bởi nếu không, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhức đầu và tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn củ từ sống vì có thể gây ngộ độc.
  • Bạn nên nướng củ từ trước khi nấu để giảm bớt nhựa, hạn chế tính độc, tốt cho sức khỏe.
  • Ngoài ra, bà bầu cũng nên hạn chế ăn quá nhiều củ từ vì dễ bị đầy hơi, đau bụng và khó tiêu.

Với những lợi ích và tác hại của củ từ kể trên, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích nhất với loại thực phẩm này và có phương pháp tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân nhờ củ từ nhé!

You may also like